Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong

 

Đời sống của người dân Triệu Phong ngày càng được nâng cao

24/10/2024 85 0

Huyện Triệu Phong có hơn 90.500 người, trong đó sống ở nông thôn hơn 85.800 người, chiếm khoảng 95% dân số toàn huyện. Sự tăng trưởng khá và tương đối ổn định của nền kinh tế cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đúng hướng là điều kiện quan trọng để Triệu Phong thực hiện tốt mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 68,44 triệu đồng, tăng hơn 5 lần so với 13 năm trước.

Một trong những giải pháp mà huyện Triệu Phong đề ra để nâng cao đời sống cho người dân đó là quan tâm vận động quỹ an sinh xã hội, triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ về nhà ở cho gia đình người có công với nước, hỗ trợ vốn và vận động xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo. Đến nay, 100% người dân có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố, không còn nhà tạm, dột nát.

Trên lĩnh vực sản xuất, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong ban hành chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực để phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, TTCN, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề... để nâng cao thu nhập cho người dân.

Công tác chi trả chế độ cho người có công với nước kịp thời, đúng quy định. 6 tháng đầu năm 2024, huyện Triệu Phong tổ chức thăm và tặng trên 8.100 suất quà trị giá hơn 3 tỉ đồng cho đối tượng chính sách có công với nước, đối tượng bảo trợ xã hội.

Qua thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững như hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về nhà ở... đã tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo qua từng năm.

Điều đáng ghi nhận nữa là lực lượng lao động qua đào tạo nghề của huyện ngày càng được nâng lên. Từ năm 2011 đến nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiều thay đổi, đã mở được hơn 300 lớp cho hàng nghìn học viên gồm các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Hiện nay, tỉ lệ lao động qua đào tạo của các xã đều đạt trên 75%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 29,8%. 6 tháng đầu năm 2024, huyện tổ chức 5 lớp dạy nghề với 155 học viên tham gia, tạo việc làm mới cho 1.500 người, đạt 77% kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động 120 người, đạt 60% kế hoạch.

Trong thời gian tới, huyện Triệu Phong tiếp tục rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chú trọng mở rộng mô hình kinh tế tiên tiến, hiệu quả cũng như kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, phát triển sản xuất bền vững. Tập trung chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệpTTCN, thương mại- dịch vụ.

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành, kể cả mở rộng loại hình dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, sử dụng đất đai theo hướng hiệu quả thông qua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, liên kết nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, đảm bảo chất lượng, có quy mô lớn, từng bước xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản của huyện.

Mặt khác, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác khuyến công trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa sự tham gia của nhà nước và doanh nghiệp. Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trên lĩnh vực công nghiệp- TTCN, huyện Triệu Phong đẩy mạnh thu hút dự án lấp đầy Cụm công nghiệp đông Ái Tử, Cụm công nghiệp - làng nghề Ái Tử để tạo việc làm cho người dân. Đến nay, Cụm công nghiệp đông Ái Tử đã thu hút được hơn 20 doanh nghiệp vào đầu tư với các ngành như may mặc, chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, gia công cơ khí, sản xuất thiết bị điện - điện tử, sản xuất khí công nghiệp, trong đó có nhiều nhà máy đi vào hoạt động nhiều năm nay, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 1.000 lao động. Cụm công nghiệp làng nghề Ái Tử có 11 doanh nghiệp đầu tư dự án, trong đó có 7 dự án sản xuất, kinh doanh ổn định, thu hút trên 500 lao động.

Cùng với sự phát triển ngành thương mại- dịch vụ của tỉnh, nhờ vào ưu thế về hệ thống giao thông lại nằm sát hai đô thị lớn là TP. Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong từng bước phát triển mạnh thị trường nội huyện và tăng cường mở rộng với thị trường kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Trong quá trình phát triển, huyện Triệu Phong quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ hiện đại, văn minh cũng như đầu tư cơ sở vật chất ngành thương mại- dịch vụ, lấy thị trường đô thị (thị trấn, các điểm dân cư tập trung) làm trọng tâm, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy thị trường nông thôn phát triển.

Để giúp người lao động có tay nghề và việc làm ổn định, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong chỉ đạo các ngành liên quan và địa phương đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực hiện tốt đề án chuyển đổi ngành nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, đào tạo nghề gắn với thị trường lao động và kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của huyện./.

Nguyễn Vinh – Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm0
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay1709
  • Tháng hiện tại1709
  • Tổng lượt truy cập2.807.187