Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong

 

UBND huyện có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về giải pháp thực hiện các chỉ tiêu về phát triển lúa hữu cơ

26/02/2024 170 0

Chiều ngày 22/2, UBND huyện có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về giải pháp thực hiện các chỉ tiêu về phát triển lúa hữu cơ và Phương án 6803/PA-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc sở NNPTTN tỉnh Quảng Trị và đồng chí Vũ Thành Công – Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo  nêu rõ  sản xuất nông nghiệp năm 2023 giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 1.338,7 tỷ đồng, tăng 5,7%, 100,1% KH, trong đó sản xuất nông nghiệp đạt 981,8 tỷ đồng, tăng 15,9%, đạt 108,2% KH, chăn nuôi đạt 290,8 tỷ đồng, tăng 23,8%.  Toàn huyện gieo trồng 16.122,7 ha`. Năng suất lúa thu hoạch bình quân đạt 61,46 tạ/ha, tăng 9,16 tạ/ha. Vụ Đông Xuân, diện tích gieo cấy đạt 5.953,47 ha, đạt 99,72% KH. Năng suất lúa đạt 62,8 tạ/ha, tăng 16,1 tạ/ha . Vụ Hè Thu, gieo cấy được 5.502,12 ha, giảm 16,7 ha, đạt 99,1% KH. 60 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha

Bước vào vụ đông xuân 2023 - 2024, huyện Triệu Phong gieo trồng được  5.950 ha lúa đạt 100% cơ cấu các giống lúa chất lượng cao trên 80%. Chủ lực HN6, Khang Dân, Phát 3, hiện nay lúa sinh trưởng phát triển tốt.

Kết quả và kế hoạch phát triển lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên địa bàn Chỉ đạo sản xuất 61 ha lúa canh tác tự nhiên ở HTX Nông sản sạch Triệu Phong, trong đó có 11 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ, các HTX Trung An xã Triệu Trung, HTX Phước Lễ xã Triệu Phước và HTX Đại Hào xã Triệu Đại duy trì sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ. Sản xuất lúa VietGAP: Triển khai 82 hạ các xã: Triệu Trung, Triệu Độ, Triệu Giang, Triệu Thuận, Triệu Thành và Triệu Trạch.

Tại buổi làm việc các địa phương các HTX đã đưa ra những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai sản suất lúa hữu cơ như:  Quy mô sản xuất lúa hữu cơ, theo hưới hữu cơ 10 ha trở lên, với điều kiện đặc thù của Triệu Phong diện tích nhỏ lẻ, chưa tập trung tích tụ được nên số hộ tham gia thực hiện trên một mô hình rất lớn nên khó triển khai thực hiện.  Năng lực liên kết của các đơn vị còn hạn chế, việc chuẩn bị mạ để cấy chưa chủ động khi bị sâu bệnh hại không có nguồn để cấy bổ sung nên mở rộng diện tích sản xuất khó thực hiện.  Giống lúa ST 25 tương đối dài ngày khó bố trí sản xuất trong vụ Hè Thu, năng suất không ổn định thường thấp hơn so với các giống chất lượng cao khác trên địa bàn.  Năm 2023 canh tác thông thường trên các giống lúa đều cho năng suất cao và bán được giá cao. Trong khi giống lúa ST25 sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ năng suất thấp, giá bán không tăng. Khi so sánh người dân thấy sản xuất suất theo hướng hữu cơ, hữu cơ có lợi nhuận thấp hơn canh tác thông thường nên khó triển khai thực hiện.  Việc thanh toán các mô hình từ nguồn kinh phí Nghị quyết 162/NQHĐND tỉnh trong vụ Đông Xuân gặp nhiều khó khăn trong công tác giải ngân.

Sau khi các đại biểu đã đưa ra những  ý kiến đồng chí Vũ Thành Công – Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị các HTX cần đẩy mạnh công tác truyền truyền để nhân dân hiểu và nhận thức việc cần thiết phải sản xuất lúa hữu cơ đảm bảo về môi trường, sức khỏe an toàn  người sản xuất và tiêu dùng. Để tiếp tục khai thác thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ, đồng chí yêu cầu các địa phương chú trọng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị, từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch. Làm tốt công tác giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường các biện pháp thâm canh ứng dụng các tiến bộ, khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, ngắn ngày, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích.

Về chăn nuôi tập trung chỉ đạo tái đàn, khôi phục tổng đàn chăn nuôi. Khuyến khích chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp và chăn nuôi trang trại có sự liên kết các yếu tố đầu vào và đầu ra. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng để phát triển đa dạng các mô hình kinh tế gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. Tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo ra nông sản sạch, gia tăng giá trị. Vận động Nhân dân mở rộng sản xuất, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ để tham gia chương trình OCOP, xây dựng các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Từ đó, góp phần thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Triệu Phong.

     Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Phó Giám đốc sở NNPTTN tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hồng Phương và các thành viên trong Đoàn công tác ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ tại huyện Triệu Phong trong thời gia qua, đồng thời đã đưa ra nhiều giải pháp và trao đổi về thực tiễn công tác quản lý nhà nước, việc tuyên truyền và áp dụng chính sách đối với nông dân, làm sao đạt mục tiêu sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiệu quả. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo sản xuất vụ huyện Triệu Phong tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp,dồn điền đổi thửa, nên rà soát lại để đầu tư những vùng thuận lợi, tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức triển khai Phương án số 6803/PA-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh về tổ chức sản xuất nông nghiệp năm 2024.Tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng đặc biệt là diện tích lúa, kịp thời chỉ đạo các giải pháp ứng phó với thiên tai, dịch bệnh...Đồng thời tiếp tục đồng hành, mời gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến hỗ trợ liên kết sản xuất nông sản trên địa bàn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

                                                 MINH KHA- HỮU THÁI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm0
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay215
  • Tháng hiện tại215
  • Tổng lượt truy cập2.752.856