Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong

 

Ban Văn hoá – xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị giám sát việc thực hiện Nghị quyết về đầu tư bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại huyện Triệu Phong

17/09/2022 302 0

Ngày 12/8, Ban Văn hoá – xã hội – HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện Nghị quyết 17/2013/HĐND của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2013 – 2020. Chủ trì đoàn giám sát có đồng chí Hồ Thị Thu Hằng, UVBTV Tỉnh ủy - Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hoá – xã hội HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đoàn Giám sát khảo sát thực tế tại điểm di tích quốc gia dinh Chúa Nguyễn ở xã Triệu Giang

Trên địa bàn huyện Triệu Phong có 2 địa điểm di tích quốc gia đặc biệt, 2 di tích quốc gia, 1 quần thể di tích quốc gia (các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn 1558-1626 gồm 10 địa điểm) và 76 di tích cấp tỉnh. Thời gian qua, huyện Triệu Phong cũng như các cấp, ngành trong tỉnh đã tập trung xây dựng và triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, giải pháp lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý, đầu tư, tôn tạo, chống xuống cấp đối với di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích, phát huy giá trị di tích đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, trước thực tế xuống cấp của hệ thống di tích và nguy cơ mất mát, hư hỏng của 1 số di tích, qua giám sát Ban VHXH HĐND tỉnh cũng như đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã xác định cần nâng cao tính bền vững, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của hệ thống di sản này. Việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị trên địa bàn huyện Triệu Phong là cần thiết.  
Đồng chí Hồ Thị Thu Hằng,  UVBTV Tỉnh ủy - Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống di tích trên địa bàn, thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, lưu giữ truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc. Tạo ra những sản phẩm đặc thù có giá trị lịch sử, văn hóa để giáo dục truyền thống, phục vụ nhu cầu hưởng thụ của các tầng lớp nhân dân và phát triển du lịch. Vấn đề quan tâm là cần huy động mọi nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc, quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người Quảng Trị kết hợp với việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh./.

Tác giả bài viết: Hồng Lĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm0
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay362
  • Tháng hiện tại362
  • Tổng lượt truy cập2.811.319