Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong

 

Triệu Lăng với mô hình “Dân vận khéo” của ngư dân vùng biển

8:25, Thứ Bảy, 17-9-2022 249 0

Thời gian qua, công tác Dân vận được cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể ở xã vùng biển Triệu Lăng huyện Triệu Phong triển khai thực hiện có hiệu quả. Bằng nhiều cách làm khác nhau, nội dung hình thức phong phú, tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngư dân cũng như xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư.

 

Chúng tôi có mặt vào lúc 6 giờ 30 phút tại bãi biển thôn 6 xã Triệu Lăng. Qua câu chuyện kể của các ngư dân nơi đây, bất kể ngày nắng hay mưa, khi tiết trời ổn định trước và sau khi ngư dân ra biển đánh bắt tất cả họ đều cung chung tay giúp ngư dân đưa thuyền vươn khơi đánh bắt và sau khi cập bờ bà con ngư dân phụ giúp nhau đưa thuyền và thủy sản lên bờ sau thời gian đánh bắt trên biển. Là người có nhiều năm làm nghề đánh bắt trên biển anh Trần Công Tấn thôn 6 xã Triệu Lăng kể với chúng tôi: “Trước đây thuyền cá chúng tôi đi đánh bắt vất vã lắm, ai mô biết nấy kể cả trên bờ cũng như trên biển, nào là thiên tai, phương tiện thông tin chưa có, máy móc hư hỏng, nhiên liệu hết…không biết làm sao. Hiện giờ chúng tôi đã biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau những lúc hoạn nạn trên biển cũng như lúc vào bờ, anh, em vất vã đều có nhau. Những năm trước, khi đưa thuyền lên bờ phải khiêng, phải gánh, giờ đây có xe của ngư dân chế tạo đưa thuyền lên bờ rất dể dàng. Xe của ngư dân chế tạo ra, không chỉ họ sử dụng mà cả thôn, cả xã đều được dùng. Tôi thấy đây là việc làm rất cần thiết đối với ngư dân làm nghề đánh bắt hiện nay.

 

Thôn 6 xã Triệu Lăng huyện Triệu Phong có hơn 300 hộ dân, trong đó có 220 hộ làm nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển, người dân đã gắn bó với nghề biển từ bao đời nay. Nghề đi biển luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiên nhiên bất trắc, đau ốm trên biển, hư hỏng tàu, thuyền … Để hạn chế những rủi ro giữa mênh mông biển cả, cấp ủy chính quyền địa phương đã vận động ngư dân liên kết, đoàn kết lại để hỗ trợ nhau. Chính điều này đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân và đã trở thành “điểm tựa” để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển đánh bắt khai thác thủy hải sản. Ông Trần Quang Sáng, Bí thư Chi bộ thôn 6, xãTriệu Lăng huyện Triệu Phong cho biết: “Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương trợ bờ cũng như đánh bắt ngoài biển. Những lúc đánh bắt gặp sóng to, gió lớn, rủi ro, hoạn nạn thì tất cả bà con ngư dân trên tinh thần đoàn kết rất cao, báo hiệu cho nhau, giúp nhau cứu hộ cứu nạn hay những lúc thuyền đánh bắt hải sản vào gần bờ thì tất cả bà con kể cả đàn ông, đàn bà già hay trẻ đều phụ giúp nhau lai dắt tàu thuyền vào bờ an toàn.”
Triệu Lăng là xã vùng biển bãi ngang của huyện Triệu Phong, đời sống chủ yếu đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Toàn xã có 332 chiếc tàu, thuyền có công suất từ 9 – 24 CV tham gia đánh bắt thủy hải sản trên biển. Sản lượng trung bình hàng năm đạt 765 tấn/năm. Với sự đoàn kết hổ trợ giúp nhau của ngư dân không chỉ giảm thiểu được rủi ro, hoạn nạn trong lức đánh bắt mà con tạo điều kiện thức đẩy trong phát triển kinh tế của địa phương. Đến nay, mô hình dân vận khéo của ngư dân vùng biển xã Triệu Lăng được duy trì hơn 4 năm và hoạt động rất hiệu quả. Đây là mô hình cần phải duy trì và nhân rộng để phục vụ công tác đánh bắt, khai thác thủy hải sản  của địa phương. 

Bà con ngư dân giúp nhau đưa thuyền lên bờ

Ông Nguyễn Xuân Lộc, Bí thư Đảng ủy xã Triệu Lăng huyện Triệu Phong nói:“Từ khi có các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, cấp ủy chính quyền, mặt trận các đoàn thể xã Triệu Lăng đã vận động bà con cùng nhau đoàn kết trong lao động sản xuất như tàu thuyền ra khơi gặp sự cố thì toàn bộ ngư dân sẽ không về nhà mà ở lại trên bờ để có sự ứng cứu kịp thời và nhất vào mùa mưa bão sự đoàn kết thể hiện rõ nét đó là việc đưa thuyền lên bờ an toàn để tránh trú thiên tai của ngư dân nơi đây. Hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Mọi người không ai bão ai cứ đưa hết thuyền này rồi đến thuyền khác lên nơi tránh trú an toàn và cùng nhau chằng chống. Hiệu quả từ mô hình dân vận khéo trong đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn xã, trong thời gian tới, chúng tôi chỉ đạo các địa phương xây dựng các mô hình dân vận khóe giúp nhau trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, QP-AN, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống… để đưa đời sống của nhân dân ngày càng đi lên, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng xóm làng đoàn kết, đưa bộ mặt xã vùng biển ngày càng khởi sắc”.
Có thể nói, mô hình “Dân vận khéo” ở xã vùng biển Triệu Lăng đã trở thành điểm sáng và cần được nhân rộng. Chính nhờ những mô hình “Dân vận khéo”, đã góp phần xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững quốc phòng - an ninh tại các khu dân cư, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân trên địa bàn  trong những năm qua.

Tác giả bài viết: Lê Cảnh Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm0
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay989
  • Tháng hiện tại989
  • Tổng lượt truy cập2.839.146