Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong
Từng bước khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất phục vụ nuôi trồng sau lũ
Trong đợt lũ lịch sử giữa tháng 10 vừa qua, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong đã bị thiệt hại nặng nề về tài sản, của cải vật chất, hạ tầng cơ sở và cây trồng vật nuôi...Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hết sức nặng nề.
Cũng như bà con trong thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, hàng chục năm qua, cuộc sống của gia đình ông Trần Văn Dương, sống chủ yếu dựa vào một phần từ thu nhập của 0,5 ha nuôi tôm. Theo ông Dương cho biết, hàng năm mỗi vụ nuôi nếu được mùa sẽ đem về nguồn thu nhập cho gia đình ông gần 150 triệu đồng và lãi ròng cũng hơn 70 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đợt lũ giữa tháng 10 vừa qua, toàn bộ số tôm cá gần đến thời kỳ thu hoạch đã bị nước cuốn trôi hoàn toàn...Ông Dương chia sẻ: “ Không những mất tôm thịt mà tất cả các guồng quạt khí cũng bị nước cuốn trôi, ngoài ra một số đoạn đê bị vỡ...nên thiệt hại là quá lớn. Những ngày này chúng tôi đang dọn dẹp vệ sinh, tu bổ lại ao hồ để chuẩn bị bước vào vụ nuôi đầu năm 2021. Tuy nhiên, khó khăn nhiều lắm vì đồng vốn đã đầu tư hết cho vụ nuôi cuối năm này, Chừ mong nhà nước hỗ trợ phần nào thì mừng phần đó...”.
Nằm ở vùng hạ dụ, lại gần với cửa biển nên trong đợt lũ vừa qua xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong bị ngập nước rất sâu. Bên cạnh thiệt hại về tài sản, cây trồng vật nuôi và hạ tầng cơ sở...Xã Triệu Phước còn có 170 héc ta ao hồ nuôi tôm, cua và cá các loại, 81 ha nuôi trồng xen ghép tự nhiên bị nước ngập và cuốn trôi, ước có hơn 200 tấn tôm, cua và các thịt các loại bị thiệt thiệt hại hết sức nặng nề. Ngoài ra, các láng trại, máy móc, vật dụng và đê ao cũng bị nước lũ cuốn trôi hoặc gây hư hỏng nặng...thiệt hại gần 16 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Vui, chủ tịch UBND xã Triệu Phước nói thêm: “ Thiệt hại ở xã chúng tôi là qúa lớn, nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Thường vào vụ cuối năm sản lượng tôm, của và cá là rất cao, giờ hầu như mất trắng hoàn toàn. Trước mắt chúng tôi vận động bà con nhân dân kiểm tra lại ao hồ và tận dụng xem thử còn lượng tôm cua và cá nào còn sót lại không, mặt khác huy động các đoàn thể giúp ra quân giúp bà con nhân dân làm vệ sinh và đào đặp lại đê bao ao hồ, góp một phần công sức để cùng toàn xã khắc phục hậu quả lũ lụt nói chung và phục hồi lại lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đạt kết quả tốt hơn...”.
Do lĩnh vực nuôi trồng thủy sản hàng năm chiếm tỷ trọng hơn 30% tổng thu của địa phương, nên sau lũ cuộc sống của bà con nhân dân xã Triệu Phước đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, với sự chung tay cùng của cán bộ và nhân dân toàn xã, hy vọng Triệu Phước sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản..
Tác giả bài viết: Đạo Thiện
Ý kiến bạn đọc
-
Đoàn thiện nguyện Chùa Đức Hậu Hà Nội trao 9 chiếc thuyền máy cho nhân dân vùng lũ
(02/11/2022) -
Hội Tennis Hội đồng hương Triệu Phong – Quỹ Từ thiện “Triệu Phong yêu thương” hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng cho bà con bị ảnh hưởng thiên tai
(02/11/2022) -
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng trao 500 triệu đồng cho nhân dân vùng lũ
(02/11/2022) -
Cục trưởng Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình thiệt hại, chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân và hỗ trợ khôi phục sản xuất sau lũ tại huyện Triệu Phong
(23/09/2022) -
Đoàn thiện nguyện do ông Hồ Sỹ Khoa trao hàng ngàn suất quà cho học sinh vùng lụt
(02/11/2022) -
Hội nghị triển khai quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021
(23/09/2022) -
Đoàn Hội đồng hương Quảng Trị tại huyện Đạtẻh tỉnh Lâm Đồng chung tay tiếp sức đến trường và trao quà cho người dân vung lũ
(02/11/2022) -
Hội Đông y Tỉnh khám bệnh và cấp phát thuốc cho 160 người dân vùng lũ Triệu Long
(02/11/2022) -
Khánh thành công trình trường Mầm non Triệu Tài
(20/09/2022) -
Gia đình Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh trao quà cho bà con vùng lũ Triệu Phong
(02/11/2022)