Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong

 

Khảo sát, đề xuất khai quật khảo cổ lỵ sở dinh Chúa Nguyễn (1558 - 1626)

10:24, Thứ Năm, 22-6-2023 652 0

Ngày 17/06/2023, tại xã Triệu Giang, UBND huyện Triệu Phong đã tổ chức phiên khảo sát để đề xuất khai quật khảo cổ lỵ sở dinh Chúa Nguyễn (1558 - 1626) tại huyện Triệu Phong

Dự phiên khảo sát có PGS tiến sĩ Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế. Ông Hàn Tất Ngạn - Giám đốc CTCP Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan. Về phía lãnh đạo tỉnh có Ông Nguyễn Hoàn - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, ông lê Đình Hào - Trưởng phòng QLDSVH, Sở Văn hoá  TTDL tỉnh. Về phía lãnh đạo huyện có đồng chí Nguyễn Thành Vũ – Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo một số phòng ban liên quan.

 

Theo đó, đoàn đã trực tiếp đến khảo sát các địa điểm Phủ Thờ, Giếng Phủ, ngôi mộ Việt cổ được cho là mộ Ngài Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, khu vực dinh Trà Bát, Dinh Cát thuộc thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong.

Được biết Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), Đoan quận công Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Từ đây, ông bắt đầu đứng chân trên vùng đất Ái Tử - Trà Bát thuộc huyện Vũ Xương, châu Thuận nay xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Trong thời gian 68 năm từ năm 1558 - 1626, Nguyễn Hoàng đã có 3 lần dựng đặt thủ phủ/dinh thự/dinh trấn tại 3 địa điểm trên đất Ái Tử - Trà Bát: Dinh Ái Tử (1558 - 1570), Dinh Trà Bát (1570 - 1600), Dinh Cát (1600 - 1626). Năm 2018, “Các địa điểm liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn (1558 - 1626)” xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

Thông qua việc khảo sát nhằm có cơ sở phối hợp đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét chỉ đạo xây dựng hồ sơ đề nghị cấp phép và tiến hành khai quật khảo cổ học các địa điểm Phủ Thờ, Giếng Phủ và các khu vực liên quan đến dinh Trà Bát, Dinh Cát thuộc xã Triệu Giang. Xác định niên đại một số hiện vật thu được (gỗ, đá,…) thu được tại Giếng Phủ, ngôi mộ Việt cổ,… làm cơ sở khoa học cho việc nhận định, đánh giá về thời gian chúa Nguyễn dựng nghiệp tại huyện Triệu Phong. Qua đó lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia “Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn. Đồng thời qua đây tranh thủ các nguồn lực đầu tư bảo tôn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong nhằm tri ân, tưởng niệm tôn vinh những công lao, đóng góp của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, các Chúa Nguyễn và các vị khai quốc công thần xứ Đàng Trong./.

                                Tác giả bài viết: Minh Kha - Cảnh Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm0
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay586
  • Tháng hiện tại586
  • Tổng lượt truy cập2.860.943