Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong
Tổng Bí thư Lê Duẩn với chân lý “Lao động, tình thương và lẽ phải”
Tổng Bí thư Lê Duẩn là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; một trí tuệ lớn, tài năng lớn, một nhân cách lớn của cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp kỷ niệm 117 năm Ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907-07/4/2024), Đảng bộ và Nhân dân Triệu Phong tưởng nhớ đến người chiến sĩ cách mạng tiền bối của Đảng ta, người con thân yêu, trung hiếu của quê hương Triệu Phong, Quảng Trị anh hùng. Xin trân trọng giới thiệu bài viết với chủ đề Tổng Bí thư Lê Duẩn với chân lý “Lao động, tình thương và lẽ phải”.
Trong tư tưởng lý luận của Tổng Bí thư Lê Duẩn, tư duy sáng tạo, độc lập, tự chủ, tầm nhìn chiến lược hết sức sâu sắc của đồng chí trong tiến trình phát triển của đất nước, thì nhân tố con người là nguồn lực to lớn nhất, nói đến con người là nói đến việc xây dựng và hoàn thiện các giá trị chân - thiện - mỹ của con người mới, đáp ứng yêu cầu của thời đại đại mới. Trong kho tàng tư tưởng lý luận và đời sống thực tiễn, hoạt động cách mạng đầy sôi nổi và phong phú của mình, thì hoài bão lớn nhất của Tổng Bí thư Lê Duẩn, đó là “yêu lao động, giàu tình thương, trọng lẽ phải”, đó là những phẩm chất cơ bản cần được bồi dưỡng và hoàn thiện, để con người có thể từng bước cải tạo tự nhiên, làm chủ bản thân, tiếp cận và chiếm lĩnh được cái đúng, cái tốt và cái đẹp cao nhất mà con người đang vươn tới trong thời đại mới.
Đồng chí Lê Duẩn khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “Lao động” trong việc tạo ra con người và văn hóa : “Có lao động mới có con người và có con người là có văn hóa” ; “Lao động chính là nguồn lực quý báu của tích lũy xã hội chủ nghĩa”; “nói đến đến lao động là nói đến lực lượng sản xuất, là nói đến vai trò và sức mạnh của khoa học kỹ thuật.
Cùng với Lao động con người phải giàu “Tình thương”, tình thương lớn lao nhất đó là lòng yêu nước, cội nguồn mới làm nên sức mạnh cứu nước. Theo đồng chí Lê Duẩn “người Việt Nam có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần dân chủ, bình đẳng trong quan hệ giữa người với người, “thương nước - thương nhà, thương người - thương mình” là truyền thống mang tính bản sắc đậm đà của Nhân dân ta. Nhờ có tinh thần yêu nước nồng nàn và dân chủ ấy mà trong suốt quá trình lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước, dân tộc ta đã làm nên những chiến công oanh liệt, trường tồn và phát triển. Tình cảm yêu nước, thương dân của người Việt nghìn đời chung đúc được nâng lên thành tình cảm cách mạng trong thời đại mới.
“Lao động, tình thương và lẽ phải” theo Đồng chí Lê Duẩn “Chỉ bằng lao động và thông qua lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội mới từng bước xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, làm nảy nở tình thương rộng lớn, một phẩm chất cao đẹp vốn có của con người Việt Nam. Thương nước - thương nhà, thương người - thương mình là tình cảm lớn làm nên vẻ đẹp của con người, lối sống và nền văn hóa Việt Nam. Tình thương lớn ấy cần phải được bồi dưỡng và nâng lên trong các mối quan hệ của chế độ làm chủ tập thể”.
Lao động tạo ra con người, và con người tạo ra văn hóa, văn hóa lại làm nảy nở tình thương, điều đó cho thấy lao động trong mối quan hệ xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, văn minh sẽ nhân tình thương lên bội lần, nhiều lần đồng chí nói: “Văn hóa là biểu hiện sự gắn bó giữa người và người, làm cho con người hiểu kỹ con người, làm nảy nở những tình cảm tốt đẹp của con người trong lao động cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội”. Mối quan hệ tác động gắn kết đó giữa “lao động”, “tình thương” và “lẽ phải”, còn được đồng chí Lê Duẩn chỉ rỏ: “Có lao động, có tình thương, ắt có lẽ phải: “Con người yêu lao động, giàu tình thương, là con người biết trọng lẽ phải.
Nhận thức được chân lý đó, để làm chủ tiến trình xây dựng xã hội mới, người lao động không những phải thiết tha gắn bó với sự nghiệp đó, mà còn phải hiểu biết quy luật vận động phát triển của nó. Chỉ bằng nhiệt tình, không thể đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Ở đây, đồng chí Lê Duẩn đã nhấn mạnh thêm rằng, tình cảm phải được lẽ phải, được chân lý dẫn dắt. Lòng nhiệt tình phải cộng với sự hiểu biết mới đưa lại hiệu quả cao trong hoạt động cách mạng, trong lao động sáng tạo. Nhưng chính “tình thương” tạo tiền đề để nắm bắt “lẽ phải”, và “lẽ phải” làm tăng lên sức mạnh của “tình thương”.
Một xã hội phát triển cả ba mặt “lao động” (tức là sức mạnh kinh tế), “tình thương” (tức là sức mạnh văn hóa) và “lẽ phải” (tức là sức mạnh con người), là một xã hội phát triển hài hòa, cân đối, toàn diện và bền vững, tạo nên sức mạnh tổng hợp, như đồng chí Lê Duẩn từng chỉ ra: “Sức mạnh kinh tế không thể tách rời sức mạnh văn hóa, sức mạnh con người, và sức mạnh của văn hoá, của con người phải được hiện thực hóa trong sức mạnh kinh tế”. Điều này cho chúng ta thấy thể hiện trong lý luận về đường lối đổi mới của Đảng ta về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam mà chúng ta đang thực hiện hiện nay.
“Lao động, tình thương và lẽ phải” của đồng chí Lê Duẩn đối với quê nhà Quảng Trị. Tình cảm sâu đậm ấy trước hết là tấm lòng luôn hướng về quê hương, mặc dù bận rộn với trăm nghìn công việc, đồng chí vẫn hướng về quê hương với bao trăn trở, lo lắng và tình cảm sâu nặng nhất. Đồng chí từng tâm tình: “Đối với tất cả chúng ta, quê hương biết bao tình sâu nghĩa nặng! Riêng tôi, ngoài công việc chung của cả nước, vẫn thường nghĩ đến tỉnh nhà và tự hỏi không biết đồng bào trong tỉnh từ ngày giải phóng đến nay sống như thế nào...”.
Tình cảm sâu đậm của đồng chí Lê Duẩn đối với quê hương là sự quan tâm sâu sắc đến đời sống của đồng bào, đồng chí và bạn bè. Mỗi lần về thăm quê, đồng chí ghé thăm từng nhà dân, quan sát từng mãnh ruộng, mãnh vườn, hỏi thăm từng người bạn hồi còn đi học. Đồng chí căn dặn Đảng bộ huyện Triệu Phong phải hết sức chú ý đến phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, từ đi lại, ăn ở, học hành, phải nghe ý kiến của nhân dân mà giải quyết nguyện vọng cho nhân dân, tạo điều kiện để cho dân làm chủ thực sự bản thân mình, làm chủ chế độ mới.
Trân quý những tình cảm sâu nặng, ân tình chứa chan với quê hương của đồng chí, chúng ta nguyện trân trọng giữ gìn và phát huy cao độ những di sản quý báu của đồng chí Lê Duẩn; tuyệt đối tin tưởng, tự hào đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, để mãi xứng danh là quê hương của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn kính mến.
Trần Bình Tuấn - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Ý kiến bạn đọc
-
Đại hội Đại biểu mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Triệu Ái lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 -2029
(05/04/2024) -
Đại hội đại biểu UBMTTQ Việt Nam xã Triệu Vân lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029
(05/04/2024) -
Đại hội đại biểu UBMTTQ Việt Nam xã Triệu Thượng nhiệm kỳ 2024 – 2029
(03/04/2024) -
Đại hội đại biểu UBMTTQ Việt Nam xã Triệu Trạch nhiệm kỳ 2024 – 2029
(02/04/2024) -
Trung tâm Chính trị huyện bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa 3, năm 2024
(29/03/2024) -
Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện với thanh niên năm 2024
(27/03/2024) -
Chi bộ Trường THPT Nguyễn Hữu Thận: Kết nạp 3 đảng viên tuổi 18
(26/03/2024) -
Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX
(26/03/2024) -
Đại hội MTTQ Việt Nam xã Triệu Long lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 -2029
(22/03/2024) -
Đại hội MTTQ Việt Nam xã Triệu Trung lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029
(19/03/2024)