Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong

 

Hội Nông dân Triệu Phong thực hiện có hiệu quả Đề án 24 về xây dựng Chi hội nghề nghiệp, Tổ hội nghề nghiệp

9:45, Thứ Sáu, 1-4-2022 264 0

Trong những năm qua, thực hiện Đề án 24-ĐA/HNDTW về xây dựng Chi hội nghề nghiệp, Tổ hội nghề nghiệp của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành dựa trên tiêu chí “5 cùng” đó là cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi, trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.

Sản xuất mộc mỹ nghệ tại Chi hội Đại Hòa xã Triệu Đại

Ngay sau khi có Đề án số 24-ĐA/HNDTW, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai chỉ đạo thực hiện. Từ sự chỉ đạo của Tỉnh Hội, Hội Nông dân huyện Triệu Phong đã tiếp cận và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Tổ chức xây dựng điểm ra mắt các chi, tổ Hội điểm nghề nghiệp để rút kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn huyện. Tham gia mô hình này, nhiều hội viên nông dân trong huyện đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Được thành lập vào năm 2019, với 23 thành viên, Chi hội nghề nghiệp “Sản xuất nước mắm truyền thống Gia Đẵng xã Triệu Lăng”. Qua hơn 02 năm hoạt động đã mang lại nhiều kết quả đáng phấn khởi cho bà con nông dân vùng biển. Chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, có chổ đứng trên thị trường sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng của sản phẩm. Sau khi được Hội Nông dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn về thành lập Chi hội nghề nghiệp nhằm đổi mới, đa dạng hoá mô hình tổ chức sản xuất theo hướng thiết thực, hiệu quả và tập hợp, gắn bó hội viên có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo ra cơ chế tự liên kết trong sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. 
Ông Lê Ngọc Ý – Chi hội Trưởng cho biết: Sauk hi thành lập, nhãn hiệu nước mắm Gia Đẵng có chung một Logo từ đó tiệu thụ rất dể dàng. Các thành viên sau khi vào hội đã chia sẻ những bí quyết chế biến cho nhau và thống nhất một phương thức chế biến để cho ra sản phẩm ngon nhất đưa ra thị trường tiêu thụ. Bình quân một  tháng một thành viên trong chi hội sản xuất khoảng 800 – 1000 lít, với giá bán hiện nay 40 nghìn đồng/lít, cho doanh thu khoảng 40 triệu đồng. 
Được thành lập từ năm 2019, Tổ hội nghề nghiệp Mộc Mỹ nghệ thôn Đại Hòa xã Triệu Đại với 20 thành viên. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động Tổ hội nghề nghiệp Mộc Mỹ nghệ thôn Đại Hòa đã mang lại hiệu quả thiết thức cho từng thành viên. Sau khi tổ hội được thành lập, bằng những kinh nghiệm của mình, các thành viên với những ý tưởng, sáng tạo được tập hợp lại để cho ra các sản phẩm, với mẫu mã đẹp mắt, độ bền cao, giá cả hợp lý được khách hàng trong và ngoài địa phương tiêu thụ rất nhanh. Nhờ vậy, bình quân mỗi tháng cho thu nhập khoảng hơn 10 triệu đồng/thành viên.
Ông Nguyễn Ngọc Hoàng. Tổ hội Trưởng nghề nghiệp Mộc Mỹ nghệ Đại Hòa nói: Nghề mộc này được người dân trong thôn duy trì khá lâu, từ đời các ông đi trước truyền thụ lại. Trước đây, nghề này làm độc lập, sau khi học nghề xong về tự làm ở nhà, hiệu quả không cao. Các thành viên thành lập cùng một tổ hội, tham gia, góp ý, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cho ra lò các sản phẩm, mẫu mã phong phú, đẹp mắt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xây dựng nguồn quỹ để giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Đến nay, toàn huyện có 02 chi hội nghề nghiệp và 10 tổ hội nghề nghiệp gồm: , Chi hội nghề nghiệp Mộc Mỹ nghệ thôn Đại Hòa xã Triệu Đại, Chi Hội Nước Mắm sạch Gia Đẵng xã Triệu Lăng, Tổ đánh cá ven sông Đại Lộc Triệu Thuận, tổ trồng cam Triệu Thượng, tổ làm bún sạch Thượng Trạch Triệu Sơn, tổ làm bánh kẹo Triệu Thành, tổ sản xuất gạo sạch Triệu Tài….với trên 200 thành viên tham tgia. Bước đầu các Chi, tổ Hội đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả, tạo sự gắn kết giữa các hội viên khi có chung lợi ích, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo sự cạnh tranh hàng hóa ra thị trường... Sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, các Chi, tổ Hội nghề nghiệp đã xây dựng được quy chế hoạt động thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất của tổ hội. Định kỳ hàng tháng, các chi, tổ hội tổ chức sinh hoạt với các nội dung đa dạng, phong phú để trao đổi thông tin về thời tiết nông vụ, thị trường, giá cả, về thiết bị, vật tư nông nghiệp, phương tiện sản xuất, các loại giống cây con, phòng trừ dịch bệnh, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất; cách thức lập dự án sản xuất kinh doanh, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay…
 Trong quá trình hoạt động, các chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp đã phát huy hiệu quả hoạt động, đạt được kết quả thiết thực, nội dung, phương thức hoạt động từng bước đổi mới. Chính việc thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã gắn bó hội viên có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đây cũng chính là giải pháp cụ thể, chủ động, tự thân bảo vệ hội viên, nông dân trong bối cảnh hội nhập hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mô hình này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng cao yêu cầu công tác Hội trong tình hình hiện nay. Chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội nông dân nói chung và chi, tổ hội nghề nghiệp nông dân nói riêng, chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của hội viên, chưa duy trì đều các cuộc sinh hoạt theo Điều lệ Hội. Tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt chưa cao; thời gian và hình thức sinh hoạt chưa tạo được sự thu hút, lôi cuốn hội viên, nông dân. Ngoài ra, còn do tác động tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nhiều thay đổi, tác động tiêu cực đến Hội viên nông dân trong việc tham gia sản xuất nông nghiệp.
Để có những giải pháp hoạt động và thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp trong thời gian tới, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hiệp – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Phong cho biết: Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các chi, tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn huyện phù hợp với tình hình địa phương. Chỉ đạo Hội Nông dân cơ sở chú trọng xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội nghề nghiệp, hướng dẫn các chi, tổ hội tổ chức sinh hoạt theo đúng Điều lệ Hội; thường xuyên kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ các chi hội, tổ hội, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho các chi hội, tổ hội; hướng dẫn các chi, tổ hội nội dung sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế,  các mô hình phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi giá trị, sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương, sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn. Lấy hội viên sản xuất kinh doanh giỏi làm nòng cốt để tuyên truyền.

Tác giả bài viết: Lê Cảnh Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm0
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay1085
  • Tháng hiện tại1085
  • Tổng lượt truy cập2.758.303