Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong

 

Khởi nghiệp với mô hình trồng nấm sò

16:4, Thứ Hai, 31-10-2022 111 0

Với mong muốn làm giàu trên chính mãnh đất quê hương, tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ sinh học, ĐH Đà Lạt, anh Trịnh Đình Hoàng ở thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong đã quyết định về quê bắt đầu khởi nghiệp với mô hình trồng nấm sò.

Sau khi tốt nghiệp đại học trở về quê, vốn tính chịu khó và đam mê kinh doanh, thấy nấm sò là loại thực phẩm sạch, nhu cầu thị trường rất cần nên anh Anh Hoàng quyết tâm đầu tư sản xuất. Giữa năm 2014, trại nấm của anh ra đời, ban đầu sản xuất gặp nhiều khó khăn nhưng anh vẫn không nản chí, tiếp tục nghiên cứu khắc phục cách nhân giống, sử dụng dưỡng chất để nuôi cấy. Cuối cũng thành công cũng đã mỉm cười với anh.
Anh cho biết, thành công nào cũng phải trải qua nhiều thất bại. Khởi nghiệp là quá trình khó khăn đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và chịu khó. Hiện tại anh sản xuất 2 loại chính là nấm só trắng và nấm sò tím, mỗi tháng anh cung cấp trên 3.000 túi phôi và hàng trăm kg nấm tươi, với giá bán 6.000-8.000/túi phôi, 25.000 đến 35.000 đồng/kg nấm sò tươi, sau khi trừ chi phí mỗi thánh đã mang về cho anh hơn 10 triệu tiền lãi.
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại nấm của gia đình, anh Hoàng chia sẽ về những kỷ thuật cần lưu ý trong quá trình trồng nấm sò: “Trong quá trình trồng nấm sò thì có hai giai đoạn chính là giai đoạn làm phôi và giai đoạn chăm sóc thu hoạch. Trong gia đoạn làm phôi, khi ủ mùn chúng ta cần chú ý tỉ lệ trong đóng ủ và độ ẩm đống ủ. Quá trình hấp thì phải hấp đủ thời gian nhiệt độ. Trong quá trình cấy giống ta phải chọn giống sạch an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, cấy trong môi trường thông thoáng không bị nấm bệnh. Quá trình chăm sóc chúng ta cần lưu ý nhiệt độ độ ẩm trong trại, ngoài ra chúng ta cần quan sát sâu bệnh để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. ”
Nấm sò là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chi phí đầu tư ít nhưng mang lại giá trị kinh tế cao. Nấm trồng sạch sẽ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên được người tiêu dùng tin mua. Thị trường cung cấp chính của anh là Hải Lăng, Đông Hà và Hướng Hóa. Hiện tại nhu cầu khách hàng lớn, lượng túi phôi và nấm từ mô hình chưa đủ để đáp ứng. Trong thời gian đến anh dự định sẽ mở rộng thêm diện tích quy mô và thuê thêm nhân công. Với cái tâm của người sản xuất, anh Hoàng luôn sẵn sàng hướng dẫn nông dân đến tham quan học hỏi một cách tận tình và hướng dẫn một số thanh niên trên địa phương cách xây dựng trại, kệ và kỹ thuật trồng nấm để cùng phát triển mô hình.
Tiếp xúc với chúng tôi anh Phạm Xuân Hạnh, Khuyến nông viên xã Triệu Giang, cho biết: “Mô hình trồng nấm sò của anh Hoàng là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả. Là một Khuyến nông viên xã, tôi đã vận động bà con nông dân đến anh Hoàng tham gia học tập trao đổi kinh nghiệm trồng nấm sò, trước mắt là cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình, thứ hai là cải thiện đời sống kinh tế và tận dụng được thời gian nhàn rồi để phát triển kinh tế tăng thu nhập”.
Tuy chỉ mới bước đầu thực hiện, nhưng mô hình Nấm sò của anh Trịnh Đình Hoàng đã cho thấy hiệu quả, là mô hình phù hợp với nhiều địa phương, từ đây sẽ có thêm nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế gia đình./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm0
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay145
  • Tháng hiện tại145
  • Tổng lượt truy cập2.731.397