Chi tiết tin tức - Huyện Triệu Phong

 

Tích cực giáo dục, định hướng giới trẻ việc truy cập internet, mạng xã hội

01/11/2022 137 0

Theo số liệu từ Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố, ở nước ta có hơn 1/3 số người sử dụng internet nằm trong độ tuổi chưa thành niên và thanh niên. Trước thực trạng chung đó, để nâng cao nhận thức, định hướng cho thanh thiếu niên khai thác sử dụng thông tin trên Internet, mạng xã hội, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị đã chung tay vào cuộc bảo vệ giới trẻ khỏi rủi ro trong môi trường mạng. Ghi nhận tại huyện Triệu Phong.

    Buổi ngoại khóa “Phiên tòa giả định” với chủ đề “Xét xử tội phạm về công nghệ cao”, do Huyện đoàn Triệu Phong phối hợp với Phòng Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện tổ chức tại Trường THPT Vĩnh Định. Theo tình huống giả định, một đối tượng là học sinh đã chiếm đoạt các tài khoản Facebook, sử dụng máy tính, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Nội dung vụ án của phiên tòa giả định được xây dựng dựa theo những tư liệu trong thực tiễn xét xử. Cụ thể, tình huống xoay quanh một nam sinh lớp 11 tên Đặng Đức Nam bị bắt giữ về hành vi sử dụng mạng máy tính để truy cập vào các tài khoản Facebook. Sau đó, Nam nhiều lần mạo danh các chủ tài khoản để chiếm đoạt số seri và mật mã của 26 thẻ cào điện thoại rồi quy đổi ra tiền nhằm tiêu xài cá nhân và nộp tiền vào các tài khoản game đang tham gia. Nam bị phát hiện và truy tố về tội “Sử dụng mạng máy tính thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo khoản 2, Điều 290 Bộ luật Hình sự.
Phiên tòa giả định được thực hiện bằng hình thức sân khấu hóa, diễn ra y như thật với đầy đủ trình tự, thủ tục và thành phần tham gia, thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả. Từ Chủ tọa phiên tòa, HTND, đại diện VKS, thư ký phiên tòa đến Luật sư, bị cáo, người bị hại… đều được các đoàn viên, thanh niên của TAND huyện, VKSND huyện và Huyện đoàn Triệu Phong nhập vai diễn xuất. 
Phiên tòa giả định với những con người giả định nhưng để lại những bài học thật, quý báu cho các em học sinh, giúp các em nhận biết những hậu quả và sự trả giá quá đắt do thiếu hiểu biết và không chấp hành các quy định của pháp luật cũng như việc thiếu kiềm chế trước mọi tình huống trong cuộc sống. Với việc lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp, kết hợp thực tiễn sống, “Phiên tòa giả định” đã mạng lại những hiệu quả tích cực trong việc tuyên truyền pháp luật đến với học sinh. Em Trần Quang Tĩnh, học sinh lớp 12B3, Trường THPT Vĩnh Định – Triệu Phong, cho biết:“Qua Phiên tòa giả định hôm nay, giúp em và các bạn cảnh giác được các hành vi tội phạm và đề cao cảnh giác các hành vi lừa đảo trên mạng xã hội. và đối với những ai vi phạm thì sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng”.
Nói về việc giáo dục định hướng giới trẻ thông qua phiên tòa giả định ông Nguyễn Xuân Hải - Chánh án TAND huyện Triệu Phong nhấn mạnh: Phiên tòa giả định được tổ chức không chỉ phản ánh hành vi phạm tội hay mức án được áp dụng mà còn giúp người xem nhận thức được ranh giới giữa đúng và sai, tính nghiêm minh thượng tôn của pháp luật. Đặc biệt, nhằm định hướng, nâng cao hiểu biết pháp luật cũng như giáo dục đạo đức, lối sống cho lứa tuổi học đường. 
Có thể nói, bên cạnh những lợi ích ứng dụng trong học tập, sinh hoạt, việc tiếp cận thông tin xấu trên mạng internet sẽ dẫn thanh thiếu niên đến tư tưởng thực dụng, lối sống vô cảm, nguy hại hơn là bị mua chuộc, dụ dỗ vi phạm pháp luật. Để ngăn chặn và hạn chế tác động tiêu cực này, các ngành chức năng, cơ quan, trường học trên địa bàn huyện Triệu Phong đã tích cực phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật dưới nhiều hình thức; tích cực lồng ghép giáo dục giáo dục kiến thức, kỹ năng  sử dụng công nghệ an toàn vào các nội dụng các tiết học. Bên cạnh đó, chú trọng tổ chức tốt việc phối hợp giữ nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi lành mạnh. 
Chị Phan Thị Hoàng Yến – Phó Bí thư Huyện đoàn Triệu Phong, cho biết:“Ban Thường vụ huyện đoàn đã tích cực chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền về việc khai thác sử dụng mạng xã hội trong đoàn viên thanh niên, thanh thiếu nhi. Tổ chức các hoạt động diễn đàn, kỹ năng sống, các sân chơi bổ trợ, các hoạt động ngoài giờ để tổ chức các hội thi tuyên truyền. Qua đó, giúp các em nhận thức được tác dụng tích cực cũng như tác hại của mạng xã hội”. 
Việc định hướng giáo dục, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên trong việc khai thác sử dụng thông tin trên mạng Internet, mạng xã hội trách nhiệm của các ngành chức năng và cả cộng đồng. Qua đó, nhằm giúp giới trẻ làm chủ thông tin, tự tin bước vào thời đại công nghệ số./. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm0
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay160
  • Tháng hiện tại160
  • Tổng lượt truy cập2.466.380